Nhịp sống MISA Sự kiện Chuyển đổi số doanh nghiệp từ tư duy của Chủ doanh nghiệp...

Chuyển đổi số doanh nghiệp từ tư duy của Chủ doanh nghiệp đến triển khai thực tế

34

Ngày 25/01/2024, tại Diễn đàn CEO – Chiến lược phát triển doanh nghiệp trong một thế giới đại chuyển đổi và Chương trình tôn vinh đổi mới sáng tạo để hàng hóa, thương hiệu Việt phiển năm 2023, MISA đã có bài tham luận với chủ đề “Chuyển đổi số doanh nghiệp từ tư duy của Chủ doanh nghiệp đến triển khai thực tế”. 

Sự kiện do Hiệp hội Doanh nghiệp nhỏ và vừa Việt Nam (VINASME) chủ trì tổ chức với sự ủng hộ của Uỷ Ban TW Mặt trận Tổ quốc Việt Nam và Ban chỉ đạo Trung ương Cuộc vận động “Người Việt Nam Ưu tiên đúng hàng Việt Nam”. 

Trong khuôn khổ chương trình, MISA với tư cách là hội viên tiêu biểu của VINASME đã vinh dự nhận giấy chứng nhận “Doanh nghiệp đổi mới sáng tạo Việt Nam năm 2023” vì những đóng góp thiết thực cho sự phát triển của cộng đồng doanh nghiệp SMEs nói riêng và sự phát triển của kinh tế – xã nội nói chung trong thời gian qua. 

Phó Tổng Giám đốc Thường trực MISA Lê Hồng Quang nhận Giấy chứng nhận “Doanh nghiệp đổi mới sáng tạo Việt Nam năm 2023” của Hiệp hội VINASME.

Trình bày tham luận “Chuyển đổi số doanh nghiệp từ tư duy của Chủ doanh nghiệp đến triển khai thực tế” tại sự kiện, Phó Tổng Giám đốc Thường trực MISA Lê Hồng Quang chia sẻ: “Chuyển đổi số là việc ứng dụng công nghệ số vào tất cả các hoạt động của một doanh nghiệp để thay đổi căn bản cách thức vận hành, mô hình kinh doanh và cung cấp các giá trị mới cho khách hàng cũng như tăng tốc các hoạt động kinh doanh”.

Phó Tổng Giám đốc Thường trực MISA Lê Hồng Quang trình bày tham luận tại sự kiện.

Theo Cisco & IDC 2022 về bức tranh chuyển đổi số tại Việt Nam, 31% doanh nghiệp đang ở giai đoạn đầu của chuyển đổi số, giảm 8% so với năm 2019; 53% các doanh nghiệp đang trong giai đoạn tiếp theo – “Quan sát”, tăng 3% so với năm 2019; 13% doanh nghiệp trong giai đoạn “Thách thức” và 3% các doanh nghiệp đã “Trưởng thành”, tăng lần lượt 4% và 1% so với năm trước đó. Cũng theo Uỷ Ban chuyển đổi số quốc gia năm 2023, 92% doanh nghiệp Việt quan tâm và ứng dụng chuyển đổi số trong kinh doanh, hơn 50% tiếp tục duy trì sử dụng các giải pháp chuyển đổi số. 

Bức tranh chuyển đổi số tại Việt Nam.

Ở góc độ của đơn vị tư vấn và cung cấp giải pháp chuyển đổi số, dựa theo kinh nghiệm triển khai thực tế cho hơn 250.000 doanh nghiệp và hơn 25.000 hộ kinh doanh ở mọi lĩnh vực, quy mô, ông Lê Hồng Quang – Phó Tổng Giám đốc Thường trực MISA chia sẻ khung chuyển đổi số chung cho các doanh nghiệp SMEs và chỉ ra 3 vấn đề chính trong quá trình chuyển đổi số. 

Phó Tổng Giám đốc Thường trực MISA chia sẻ khung chuyển đổi số chung cho các doanh nghiệp SMEs và chỉ ra 3 vấn đề chính trong quá trình chuyển đổi số

Khung chuyển đổi số chung cho SMEs

Khung chuyển đổi số chung cho SMEs đưa ra hướng dẫn cụ thể cho các doanh nghiệp ở mọi quy mô, lĩnh vực hoạt động khác nhau để biết đơn vị đang ở đâu trên lộ trình chuyển đổi số. Đồng thời, bộ khung cũng chỉ ra thực trạng, xu hướng của các doanh nghiệp, từ đó đưa ra 3 cấp độ chuyển đổi số gồm: Sẵn sàng – Tăng trưởng – Đột phá. Bên cạnh đó, ông Quang cũng nhấn mạnh: “Doanh nghiệp cần lựa chọn các giải pháp Make in Vietnam phù hợp để áp dụng ngay trong chuyển đổi số”.

Bộ khung chuyển đổi số chung cho doanh nghiệp SMEs.

3 vấn đề chính trong quá trình chuyển đổi số của các SMEs

Thứ nhất là doanh nghiệp sử dụng các giải pháp rời rạc. Mỗi bộ phận, phòng ban dùng một giải pháp khác nhau nên không kết nối được với nhau dẫn đến thông tin phải nhập đi nhập lại, dữ liệu phân mảnh.

Vấn đề thứ hai là khi doanh nghiệp lớn dần lên thì ứng dụng đang triển khai không còn phù hợp nữa và cần phải thay. Nhưng khi thay thể thì khó có thể kế thừa dữ liệu lịch sử rất quan trọng ở ứng dụng cũ.

Vấn đề thứ ba chi phí cao. Doanh nghiệp nào cũng muốn ứng dụng một hệ thống có tầm nhìn dài hạn như ERP tuy nhiên chức năng của ERP thì không thể sử dụng hết, ngân sách để sử dụng ERP cũng không nhỏ và hệ thống này cũng khá phức tạp để đào tạo vận hành.

Để giải quyết 03 bài toán trên cho doanh nghiệp, MISA đã phát triển nền tảng quản trị doanh nghiệp hợp nhất MISA AMIS. Đây là giải pháp được phát triển theo mô hình hội tụ dữ liệu giúp quản trị mọi hoạt động cốt lõi của doanh nghiệp bao  gồm tài chính – kế toán, marketing – bán hàng, quản trị nhân sự và văn phòng số. Từ đó, hoàn toàn đáp ứng được yêu cầu của doanh nghiệp về mặt kết nối, giúp tăng tính liên thông và kế thừa dữ liệu. Lãnh đạo doanh nghiệp dễ dàng có được bức tranh tổng thể, toàn diện nhất về tổ chức với hệ thống báo cáo đa chiều, trực quan.

Nền tảng MISA AMIS với 4 mảng nghiệp vụ cốt lõi giúp quản trị tổng thể doanh nghiệp liên thông, xuyên suốt.

Theo khảo sát của MISA, chỉ sau một thời gian ngắn triển khai nền tảng quản trị doanh nghiệp hợp nhất MISA AMIS, nhiều doanh nghiệp ghi nhận tiết kiệm 25% chi phí, tăng 47% năng suất làm việc và 32% lợi nhuận. Đây cũng là một trong 4 giải pháp đổi mới sáng tạo xuất sắc nhất Việt Nam 2023 được Thủ tướng Chính phủ trao tặng giải thưởng giải pháp đổi mới sáng tạo toàn diện. 

Tham dự sự kiện với vai trò là đơn vị tiên phong phát triển và cung cấp các giải pháp số, MISA cam kết sẽ tiếp tục chú trọng đầu tư đổi mới, sáng tạo đồng hành cùng cộng đồng doanh nghiệp Việt tận dụng tối đa tiềm năng khoa học công nghệ. Từ đó, đổi mới phương thức quản trị, nắm bắt cơ hội để tăng trưởng và phát triển trong bối cảnh kinh tế nhiều thách thức.